• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phương pháp dạy học tích cực

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ trí tuệ mà con người giữ vai trò quyết định sự phát triển với xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy các môn học là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

 

 

 

 

 

 

Phương pháp dạy học tích cực là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, dựa trên cơ sở giáo viên gợi mở, động viên, cố vấn, hướng dẫn... học sinh tìm tòi, tranh luận, thảo luận, tích cực tự học, ứng dụng kiến thức và được khuyến khích trải nghiệm, huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm sống trong ứng dụng thực tiễn. PPDH này chú ý đến đối tượng người học, coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của người học, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

Trong những năm gần đây, Trường THPT Triệu Quang Phục có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, đặc biệt phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm. Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng Lễ kỷ niệm 40 ngày thành lập trường THPT Triệu Quang Phục (1979-2019), thầy và trò nhà trường ra sức thi đua dạy tốt-học tốt. Các tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, trải nghiệm; hội thảo sinh hoạt chuyên môn…đem lại không khí sôi nổi trong tất cả các môn học, hoạt động trong toàn trường. Hoà chung trong không khí đó, tổ Lý – Công nghệ tổ chức thao giảng cấp trường môn Vật lí và Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học nhằm chia sẻ kinh và rút kinh nghiệm trong công tác đổi mới dạy học. Cô Nguyễn Thị Kim Anh – giáo viên Vật lí đã mạnh dạn đăng kí giảng và làm báo cáo viên của Hội thảo. Tổ Lý – Công nghệ cũng chỉ đạo đổi mới đồng bộ ở tất cả các môn, các tiết. Vì vậy, Đến với các giờ dạy của các thầy cô trong tổ, chúng ta cũng sẽ bị lôi cuốn ngay từ đầu giờ học với những màn khởi động, những trò chơi vô cùng hấp dẫn, không khí lớp học đầy hứng khởi bởi những cánh tay phát biểu của các em học sinh.

Sự nhẹ nhàng, tinh tế, uyển chuyển của các thầy cô trong những câu hỏi gợi mở, hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập, tổ chức học sinh thảo luận, tranh luận, báo cáo, liên hệ thực tế… làm cho những tiết học Vật lý, Công nghệ vốn khô khan, nguyên tắc, trừu tượng trở nên sinh động, hấp dẫn, cụ thể với các em học sinh. Trong các giờ dạy, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.

Được đặt vào những tình huống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo hướng suy nghĩ của riêng mình, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Vì vậy, học sinh luôn phải tự nỗ lực, tự tin và tích cực cao trong hoạt động nhận thức của bản thân, dù hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.

Trong từng tiết học, học sinh luôn hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ ; chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn… Học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng: tiết kiệm điện năng ở gia đình, nhà trường…

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, hình thành cho học sinh những năng lực và phẩm chất cốt lõi. Nhiều giừ dạy của các thầy cô tổ Lý - Công nghệ đã được nhà trường quan tâm  đến dự và chỉ đạo rút kinh nghiệm sâu sắc.

Trong thực tiễn, có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của người học như phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm biểu diễn...Để làm được như vậy đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm của đối tượng, điều kiện vật chất… Chúng ta hãy góp phần xây dựng “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” !

Hà Thương


Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website