• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÂU LẠC BỘ TOÁN –TIN. CHỦ ĐỀ THÁNG 10: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN HIỆU QUẢ

          Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học là xu thế của xã hội ngày nay. Chỉ cần có phương pháp đúng đắn và khoa học, học sinh của bạn sẽ không chỉ được học trên lớp mà còn có thể tự tiếp thu được rất nhiều kiến thức trong quá trình tự học ở nhà theo định hướng của giáo viên, tránh việc tiếp thu kiến thức lan man và thiếu hiệu quả. Không những thế học sinh của bạn còn cảm thấy chủ động trong việc học và có hứng thú hơn với các giờ học trên lớp. Trong bài viết của chủ đề tháng 10 năm 2022, CLB Toán –Tin xin chia sẻ đến các thầy cô và các em học sinh của trường THPT Triệu Quang Phục một phương pháp dạy học môn Toán hiệu quả đó là:           

                   WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet

        Bằng phương pháp này, học sinh vừa có thể phát huy kỹ năng tư duy ở mức độ cao để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa có thể học thêm được rất nhiều kiến thức trong chuyên đề, một việc khiến giáo viên rất mất thời gian và học sinh khó tiếp thu nếu chỉ dạy đơn thuần trên lớp. Đó chính là lý do mà phương pháp WebQuest ra đời. Chúc bạn thành công với phương pháp dạy học mới này.

  1. WebQuest là gì?

          WebQuest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều đến từ các trang Web trên internet Hiện nay, giáo viên các nước sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến khích học sinh sử dụng internet nhằm rèn luyện các kỹ năng tư duy mức cao mà xã hội thế kỷ 21 yêu cầu Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh, “Web” ở đây nghĩa là mạng, “Quest” là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi WebQuest là phương pháp “Khám phá trên mạng”. WebQuest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng internet.

       Khi dạy học bằng phương pháp WebQuest, học sinh sẽ tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn lọc từ trước.

2. Có những tiêu chí nào để soạn ra một bài WebQuest?

      Trước khi đưa ra một bài Webquest, bạn hãy kiểm tra xem có đạt được các tiêu chí sau hay không?

       +Các nhiệm vụ đưa ra cho học sinh trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý thú, phức tạp, thách thức, là phiên bản thu nhỏ của các công việc mà người lớn đang thực hiện ngoài xã hội.

       +Để thực hiện được những yêu cầu của giáo viên trong Webquest, học sinh phải vận dụng cá kỹ năng tư duy ở mức độ cao như tổng hợp, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo và đưa ra quyết định chứ không chỉ đơn thuần là làm những bài tập đã có sẵn đáp án hay chỉ đọc bài rồi trả lời đúng sai.

+Một WebQuest phải sử dụng được các nguồn tư liệu phong phú trên internet.

Nguồn trong một Webquest phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và được cập nhật thường xuyên. Điều quan trọng là các tư liệu này phải là các tư liệu “sống” chứ không phải chỉ là các bài giảng của giáo viên hay những bài đã được kiểm định kỹ càng trong sách giáo khoa.

Tóm lại:  WebQuest là một dạng bài tập giao cho học sinh. Học sinh phải nghiên cứu nguồn tài liệu sống do giáo viên cung cấp và vận dụng những kỹ năng tư duy ở mức độ cao để hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra.

 3. WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ:

    +WebQuest lớn: Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học.

    +WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), học sinh xử lý một đề tài chuyên môn

 4. Làm thế nào để tạo một WebQuest?

       Việc tạo các bài tập dạng WebQuest không có gì phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài tập dạng WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel cũng được.

  5. Vậy một WebQuest bao gồm những gì?

        Một WebQuest thường gồm các phần sau đây:

                                      
    a. Giới thiệu (Introduction): Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Viết một đoạn ngắn ở đây giới thiệu cho học sinh về bài học, về các nhiệm vụ.

    b. Nhiệm vụ (Task): Mô tả ngắn gọn, rõ ràng các kết quả mà học sinh phải đạt được:

Vấn đề đưa ra phải được giải quyết

Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất

Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu

Các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh

Các bảng tổng kết

Các kết quả mang tính sáng tạo

Các nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải biết xử lý và diễn đạt lại thông tin.

   c. Tiến trình (Process): Các bước cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ ở trên. Các liên kết đến các trang web nên liệt kê ở đây theo tiến trình thực hiện để học sinh truy cập (không nên tách thành một danh sách riêng). Nếu chia theo nhóm, thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm. Ở phần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: lưu đồ, bảng tổng kết, đồ thị.... Hoặc nếu cần, đưa ra danh sách các câu hỏi hướng dẫn các em phân tích thông tin, hoặc viết thu hoạch cho bài học.

    d. Đánh giá (Evaluation): Cho các em học sinh biết rõ về cách đánh giá tiến trình hoc tập của các em. Đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân.

   e. Kết luận (Conclusion): Viết tóm tắt vài câu về những gì học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học này. Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.

        Đồng thời trong chủ đề tháng 10 năm 2022,CLB Toán –Tin còn giới thiệu đến các  thầy cô và các em học sinh về một nhà Toán học nổi tiếng, mà tên của ông được các bạn học sinh các lớp 10A, 10B, 10C, 10D nhắc đến trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập về chuyên đề “Hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn”. Đó là nhà Toán học nổi tiếng người Đức (1777-1855), là một trong những nhà Toán học vĩ đại nhất trong lịch sử : Johann Carl Friedrich Gauss - “Ông Hoàng Toán Học” và Những Nghiên Cứu Khoa Học của ông.

Các thầy cô và các em có thể tham khảo bài viết về Carl Friedrich Gauss - “Ông Hoàng Toán Học” tại đây:

                    + https://www.youtube.com/watch?v=US53Ovk35dA
                      +https://www.youtube.com/watch?v=D_p5FKqUUxc
 
  
     Chúc các em học tập tốt và mỗi ngày đến trường là một ngày vui!

 

   6. Một số ví dụ của các bạn học sinh lớp 10 – Ban KHTN thực hiện chuyên đề học tập Toán 10.

           Chuyên đề học tâp số 1:HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT 3 ẨN 

 a. Nhiệm vụ của các nhóm Lớp 10C và lớp 10 D

      ND1: Trình bày phương pháp Gauss giải hệ PT bậc nhất 3 ẩn, sau đó thực hành giải một hệ phương trình trong phần Luyện tập 3-SGK chuyên đề Toán 10 - Trang 11

         ND2:  Sử dụng máy tính cầm tay giải các hệ phương trình trong ND1

      ND3: Áp dụng Hệ PT bậc nhất ba ẩn vào giải các bài toán thực tế.

      Bài tập 1.8; 1.9; 1.10 và 1.11 -SGK chuyên đề Toán 10 - Trang 20

 b. Nhiệm vụ của các nhóm Lớp 10A và lớp 10 B:

      ND1: Trình bày phương pháp Gauss giải hệ PT bậc nhất 3 ẩn, sau đó thực hành giải một hệ phương trình trong phần Bài tập 1.3- Sách chuyên đề Toán 10 - Trang 13

        ND2:  Sử dụng máy tính cầm tay giải các hệ phương trình trong ND1

      ND3: Áp dụng Hệ PT bậc nhất ba ẩn vào giải các bài toán Hóa học, Sinh học, Vật lí và bài toán kinh tế (Cung –cầu).

      Bài tập 1.12; 1.14 và 1.23  -Sách chuyên đề Toán 10 - Trang 20 và Trang 23

      Bài tập 1.13; 1.15 và 1.20  -Sách chuyên đề Toán 10 - Trang 20 và Trang 23

 c. Sản phẩm:

     Các nhóm của lớp 10A

+ Tổ 1: https://www.youtube.com/watch?v=wenLjsw-PEM&t=32s

+ Tổ 2: https://www.youtube.com/watch?v=5PZP-tJ-GmY

+ Tổ 4:  https://www.youtube.com/watch?v=SeTJAQVW1G0&t=14s

    Các nhóm của lớp 10B

+Tổ 3: https://www.youtube.com/watch?v=eLcnt8t4A0Y

+Tổ 4: https://www.youtube.com/watch?v=TGFvGUB8dUE&t=22s

      Các nhóm của lớp 10C

+Tổ 2: https://www.youtube.com/watch?v=aqzFpqVdyaE

+Tổ 3:  https://www.youtube.com/watch?v=CFSe_4SDnYs

+Tổ 4:  https://www.youtube.com/watch?v=Qx74v94Xzmc&t=84s

    Các nhóm của lớp 10D

+ Tổ 1:  https://www.youtube.com/watch?v=GLPHvcS06_E

+ Tổ 2: https://www.youtube.com/watch?v=UPOBjeha5dw&t=40s

+ Tổ 3: https://www.youtube.com/watch?v=tAO5K6z50ZM&t=57s

+Tổ 4: https://www.youtube.com/watch?v=XBYARfiJuww&t=24s


Tác giả: Chủ nhiệm CLB Toán –Tin: Đặng Thanh Hải
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website