• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài dự thi: Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang lớp 12A5

                                                                           THAY LỜI MUỐN NÓI

       Thời gian cứ thể trôi qua như thoi đưa, vậy là thẩm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày dầu tiên cắp sách đển trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hại chữ học sinh của bản thận mình.

       Vậy đấy, thời gian trối qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua găn bó với "thây cô và mái trường" nơi đã đê lại cho tối biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng chúng tội của thời học sinh được bên mái trườmg, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT Triệu Quang Phục – ngôi nhà thứ hai nơi chúng tôi đã gắn bó.

        Bất chợt những ki niệm trong tối chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa chúng tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 10. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên Triệu Quang Phục còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lúa học sinh như chúng tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngội trường Cấp 3 này phải kể đến quá trình thi lên cấp 3 chúng tôi ai cũng có những giấc mơ, những hoài bão của tuổi trẻ, duyên phận đưa chúng tôi đến nhau, gặp mặt ở chi đoàn 12a5 để vào được ngôi trường cấp 3 này ai trong chúng tôi cũng phải nỗ lực rất nhiều. Ngày đầu tiên khi chung sống tôi bước chân vào ngôi trường này phải thốt lên “Rộng quá,đẹp quá” khác xa số với trí tưởng tượng của chúng tôi ,... Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung Triệu Quang Phục, tối đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngội nhà chung. Có thể chúng tôi quá lan man nhưng có lễ những ki niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí úc theo ta đi suốt cuộc đời. Ki niệm với ngôi trường này nhiều lắm kẽ làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quẫng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trườg gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đên trường.Nào là những ngày mưa bão chỉ ước mưa thật to để được nghỉ. Nào là những ngày trời mưa... Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khặp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những ki niệm nơi đây."Một đời người - một dòng sông. Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, "Muốn qua sông phải lụy đò". Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... (Người lái đò).Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là ngườicha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộcđời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng,sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy chúng tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với chúng tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời học sinh

       Một lần nữa chúng em xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.Chúng tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung Triệu Quang Phục và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời chúng tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tìnhcảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và là dấu ấn không bao giờ quên.


Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang - 12A5
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website